1. Trang Chủ
  2. /
  3. Cuộc sống thường ngày
  4. /
  5. Cúng Táo quân ở Việt Nam và Trung Quốc khác nhau như thế nào?

Cúng Táo quân ở Việt Nam và Trung Quốc khác nhau như thế nào?

su khac nhau cung tao quan viet nam va trung quoc

Trung Quốc và Việt Nam đều xem Táo Quân là vị thần bếp bảo hộ gia đình mình nhưng phong tục thờ cúng ở hai nước lại có nhiều khác biệt.

Ngày cúng

ngay cung ong cong ong tao

Ở Việt Nam, tục lệ cúng Táo quân (ông Công, ông Táo) thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Tiến sĩ văn hóa học Nguyễn Thị Hồng cho rằng các gia đình không nên cúng quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Theo đó, nên cúng sớm nhất là từ 20-23 tháng Chạp.

Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công, ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

tao quan trung quoc

Ở Trung Quốc, ngày cúng Táo quân có thể diễn ra vào ngày 23, 24 hoặc 25 tháng Chạp, tuyệt đối không cúng vào ngày 26. Theo nhiều nguồn tư liệu, người dân miền Bắc Trung Quốc thường cúng Táo quân ngày 23, còn ở miền Nam các gia đình thường làm lễ vào ngày 24 tháng Chạp.

Vị thần đại diện

ong cong ong tao

Dù có nhiều dị bản khác nhau về nguồn gốc của các vị Thần Bếp, sự tích Táo quân của người Việt phổ biến nhất là câu chuyện về 3 nhân vật. Theo đó, có cặp vợ chồng nghèo khổ, sau một năm mất mùa, người chồng phải đi làm ăn xa, nhiều năm bặt tin không về.

Người vợ để tang chồng, sau đó nối duyên với một người đã cưu mang nàng. Khi chồng cũ trở về, vô tình bị chồng mới đốt đống rơm giết chết. Cô vợ đau xót lao vào, người chồng mới cũng nhảy vào tự vẫn theo. Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa nên phong cho họ làm vua Bếp để được gần nhau mãi mãi và để lửa luôn đốt nóng tình yêu của họ.

ong cong ong tao trung quoc

Còn theo truyền thuyết của người Trung Quốc, Táo quân là một ông, một bà. Người đàn ông tên Trương Táo Vương lấy vợ tên Quách Đinh Hương, nhưng sau đó anh ta lại say đắm một người phụ nữ khác và bỏ vợ, đuổi vợ đi. Sau này, gia đình mới suy sụp, Trương bị mù lòa, phải đi ăn xin. Một lần đi trúng vào nhà vợ cũ, anh ta xấu hổ bỏ đi nhưng không may lao vào bếp lửa đang cháy và bị thiêu chết. Đinh Hương thương xót nên lập bàn thờ ở bếp lò nơi chồng cũ chết. Tục cúng Táo quân ra đời từ đó.

Loài vật đưa ông Táo chầu trời

ong tao cuoi ca chep

Theo tục lệ dân gian Việt Nam, Táo quân khi về chầu Trời để báo cáo công việc trong năm sẽ cưỡi cá vàng. Vì vậy sau khi làm lễ cúng và hóa vàng mã, người dân sẽ thả cá vàng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.

tao quan trung quoc cuoi ngua

Theo người Trung Quốc tin rằng ông Táo khi về Trời sẽ cưỡi ngựa. Ngày cúng Táo quân, họ thường đốt ngựa giấy, còn bày biện thêm đồ cúng là nước uống và cỏ khô để ngựa ăn uống trên đường.

Đồ cúng

do cung tao quan viet nam

Ở Việt Nam, khi thực hiện lễ cúng ông Công, ông Táo, các gia đình thường làm mâm cỗ mặn gồm đĩa gạo, đĩa muối, thịt lợn luộc, canh mọc, đĩa xào thập cẩm, giò, xôi gấc, hoa quả, hoa tươi. Lễ vật cần chuẩn bị gồm 3 bộ quần áo, mũ, giày với một con ngựa bằng giấy hoặc 3 con cá chép và tiền vàng.

do cung ong tao trung quoc

Với mong muốn Táo quân sẽ nói những lời đường mật, khen ngợi về gia đình mình trong năm qua với Ngọc Hoàng, người Trung Quốc thường cúng những món đồ ngọt như kẹo mạch nha, chè, bánh…

Nguồn: Zing.vn

Đánh giá bài viết